Tháng hành động quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS năm 2022

Tháng hành động quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS năm 2022

15:47 - 02/12/2022

       HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống con người Việt Nam. Đại dịch HIV/AIDS còn tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự, an toàn xã hội và đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.

       Hiện nay, vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh HIV/AIDS. Hầu hết chúng ta đều biết mức độ nguy hiểm của căn bệnh này nhưng không phải ai cũng hiểu đúng và có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Vì vậy, biết cách tự phòng cho mình và cho cộng động cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS một cách hiệu quả.

HIV/AIDS là căn bệnh mà không một ai muốn nhiễm phải

I. HIV/AIDS là gì?

HIV là chữ viết tắt của Human Immunodeficiency Virus, có nghĩa là một loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Còn AIDS là chữ viết tắt của Acquired Immuno Deficiency Syndrome, có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải,  là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. 

Khi nhiễm HIV tức là hệ miễn dịch của con người sẽ bị tấn công. Như vậy thì bức tường rào giúp bảo vệ sức khỏe của chúng ta cũng ngày càng yếu đi. Đây là cơ hội để các loại virus hay mầm bệnh nguy hiểm tấn công. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cao và nhanh hơn cho người mắc phải.

II. Triệu chứng của bệnh HIV/AIDS

Tùy vào từng giai đoạn khác nhau mà căn bệnh này sẽ biểu hiện với những triệu chứng nhận biết khác nhau. Có 04 giai đoạn nhiễm HIV cụ thể như sau:

  1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ)

Thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).

Cơ chế lây bệnh

    2. Giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng

Sau giai đoạn cửa sổ là giai đoạn người bệnh không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào mà virus sẽ âm thầm tấn công cơ thể. Thời gian từ 5 đến 7 năm cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm (+) dương tính.

    3. Giai đoạn cận AIDS

Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm (+) dương tính.

    4. Giai đoạn AIDS

Giai đoạn cuối cùng khi người bệnh bị nhiễm HIV đó chính là là AIDS. Khi chuyển sang giai đoạn này thời gian sống của người bệnh khoảng 2 năm tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị. Biểu hiện lâm sàng ở người bị AIDS đó chính là hệ miễn dịch rối loạn và suy yếu một cách trầm trọng với các triệu chứng sau:

  • Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể).
  • Sốt, tiêu chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.
  • Xuất hiện nhiều bệnh như: ưng thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.

HIV/AIDS không phải là bệnh xã hội, mà là một căn bệnh thật sự không phải chỉ những người “xấu”, người dính vào tệ nạn XH mới nhiễm HIV, mà tất cả mọi người đều có thể nhiễm HIV, nếu không thực hiện các hành vi an toàn.

III. Các con đường bị lây nhiễm HIV/AIDS

  1. Tình dục

Đây là con đường nhanh nhất và phổ biến nhất khiến lây nhiễm HIV trong xã hội hiện nay. Khi người bệnh bị nhiễm HIV, virus sẽ xuất hiện nhiều nhất là trong máu cũng như dịch tiết sinh dục. Khi quan hệ tình dục, virus sẽ trực tiếp xâm nhập vào cơ thể thông qua bộ phận sinh dục và truyền thẳng vào dịch tiết sinh dục của người lành. Từ đó, dần truyền đi khắp cơ thể.

Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm. Nhưng mức độ truyền nhiễm đối với mỗi hình thức là khác nhau. Chúng sẽ giảm dần theo các đường là: hậu môn, âm đạo và miệng. Nếu chúng ta sử dụng các phương pháp quan hệ tình dục an toàn thì vẫn có thể hạn chế được tình trạng lây nhiễm.

  1. Đường máu

Khi đã nhiễm HIV thì dù là trong máu toàn phần hay các thành phần của máu cũng có sự xuất hiện của virus. Chính vì thế, việc lây truyền HIV trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết thông qua con đường này. Các trường hợp khiến lây nhiễm HIV đó là:

  • Sử dụng chung các bơm kim tiêm với người bị lây nhiễm HIV.
  • Dùng chung các loại kim khi đi xăm, châm cứu… chưa được tiệt trùng.
  • Sử dụng chung các loại dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ xuyên cắt qua da mà chưa được tiệt trùng.
  • Sử dụng chung các dụng cụ có dính máu của người bệnh.
  • Lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với máu thông qua vết thương hở.
  • Lây truyền qua truyền máu và các sản phẩm từ máu của người bệnh khi hiến máu.
  1. Từ mẹ sang con

Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.

HIV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con

IV. Cách phòng tránh

Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:

  1. Phòng nhiễm lây truyền HIV/AIDS lây qua đường tình dục
  • Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi.
  • Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.
  • Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.
  1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu
  • Không tiêm chích ma túy.
  • Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
  • Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm.
  • Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu,...
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
  • Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
  1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con
  • Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
  • Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.
  • Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.

Có thể khẳng định, việc phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, của từng gia đình và mỗi cá nhân. Chúng ta cần chung tay nhằm góp phần đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS.

Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS giúp phòng tránh tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng

Bài viết liên quan
Thông báo lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương Tìm hiểu công dụng Tẩy đa năng Bộ sản phẩm chăm sóc nhà cửa không thể thiếu ngày mưa Thông báo số 54/TB-XPHN: Kết quả lựa chọn đơn vị định giá Hưởng ứng Tháng Thanh niên - Combo bộ sản phẩm chăm sóc nhà cửa "xanh thanh niên"